Tuesday, December 8, 2015

Tản mạn về phong thủy - Phạm Sanh



Có khi nào các Bạn tò mò tìm hiểu về phong thủy, một nghệ thuật nối kết giữa con người và thiên nhiên  đã xuất hiện cách đây khoảng 5000 năm, có nguồn gốc từ thời Trung Hoa cổ đại. Nhiều tác giả nghiên cứu Trung Quốc cho rằng đây là tác phẩm của người Hoa Hạ, nhưng mới đây cũng có nhiều tác giả người Việt lại cho là của Bách Việt, dẩn bằng chứng ghi lại trên các trống đồng thời các vua Hùng, và nghe nói ngay cả Lão tử cũng là người phương Nam. Xưa quá, lịch sử lại cắt khúc phức tạp nên cũng khó khẳng định, nhưng ứng dụng phong thủy vào đời sống hàng ngày thì nhiều người trên thế giới càng lúc càng say mê, trong đó chắc chắn có mấy bạn 72 PBC của mình.
Từ xa xưa, con người đã quan niệm thế giới là một hệ thống, trong đó bất cứ cái gì cũng có tương tác với cái khác. Tương tác giữa Trời, Đất và Con người trong không gian-thời gian là một ví dụ. Quan điểm này đã hình thành nên thế giới quan vũ trụ ngay cả cho đến khi được thay thế bằng những luận cứ khoa học. Đây là cơ sở cho ngôn ngữ tâm linh, thậm chí mê tín, đã được lắp đặt sẳn trong bộ não mỗi con người. Thời Trung Hoa cổ đại, trả lời cho câu hỏi bản thể học, cái gì đã tạo nên vũ trụ, được giải đáp bằng mối tương tác phức tạp về vũ trụ và vài nguồn gốc xuất xứ. Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, bát quái sinh vô lượng…(Kinh dịch). Hay Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật (Lão Tử).

Nghiên cứu về phong thủy, có khá nhiều trường phái, thường có ba trường phái chính. Phong thủy cơ bản, dựa vào Trời, nói về thiên văn. Phong thủy hình thể (phong thủy địa hình), dựa vào Đất, nói về địa lý. Phong thủy la bàn, dựa vào Người, nói về siêu hình học. Mở rộng ra phong thủy hình thể là các phái Loan Đầu, Hình Tượng, Hình Pháp… chủ yếu luận về long mạch, lăng tẩm, huyệt mộ (Âm trạch). Hay tích hợp phong thủy cơ bản và phong thủy la bàn thành các trường phái lý khí (bát trạch, mệnh lý, tam hợp, phiên quái, tinh túc, huyền không…) dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư, để tìm sự tương tác giữa các nhân tố, từ đó luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai, thường lý khí áp dụng trong tướng số, chửa bệnh, xây dựng thành phố làng mạc, chùa chiền, nhà ở (dương trạch ). Mới đây còn có cả phong thủy hiện đại, luận về môi trường, nội thất, cảnh quan, bố trí văn phòng, cả quản lý nhân sự. Các phái phong thủy có rất nhiều nhưng tụ trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất, lấy Kinh Dịch làm căn bản.
Kinh Dịch là một hệ thống tư tưởng triết học kinh điển của người Á Đông cổ đại, dựa trên cơ sở của các quy luật bất biến cân bằng thông qua tương tác và biến đổi. Vì biến dịch cho nên có sự sống, vì bất dịch cho nên có trật tự của sự sống, vì giản dịch nên con người có thể kết hợp mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại vua Phục Hy gặp con Long Mã tại sông Giang tử, Phục Hy là một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN), được cho là người sáng tạo ra bát quái. Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ, hay Tiên Thiên Bát Quái. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, trong khi bị giam cầm, vua Văn Vương nhà Chu đã nghiên cứu phát triển tiếp và Hậu Thiên Bát Quái ra đời. Trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Chu Dịch để giải thích Kinh Dịch, câu nói bất hủ "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch…”, chứng tỏ ý nghĩa các quẻ Kinh Dịch quá thâm thúy khó hiểu. Những năm 1970 các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán vào khoảng thế kỷ 2 TCN ở Mã Vương Đôi tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn nguyên vẹn . Cũng nhờ các phát hiện này, người ta mới thấy câu nói Khổng Tử là đúng, các suy nghĩ của Ông chỉ mang tính diễn dịch nhưng không chính xác theo kinh dịch !!! Lại vô ngã vô định...

Giữa Phật giáo và kinh dịch phong thủy cũng có điểm tương đồng và bất đồng. Phât Giáo không phủ nhận song cũng không khẳng định, vì kinh dịch phong thủy tuy có nguyên lý nhất định, nhưng không phải là chân lý tuyệt đối. Phong thủy chỉ là thấy được cái trước mắt chứ không thấy cái lâu dài, tăng sân si. Chẳng hạn, ở ngôi nhà hợp phong thủy nhưng không biết tích đức, không biết làm điều thiện mà trái lại làm những điều xấu xa độc ác, thì không thể nào có may mắn trong cuộc sống. Thật ra, nhiều tài liệu phong thủy cũng nói rõ, nhất số mệnh (bao gồm cả phúc đức), nhì thời vận và ba mới là phong thủy. Phong thủy chỉ hổ trợ cho cuộc sống tốt hơn chứ không quyết định tất cả.
Tại Việt Nam, sự có mặt phong thủy trên các lĩnh vực đời sống có từ thời dựng nước vua Hùng đến các triều vua nhà Nguyễn, từ việc chọn đất chọn hướng xây dựng kinh thành lăng tẩm đến ăn uống ngủ nghê học hành đi lại, đặc biệt các kỳ thi thời xưa đều có nội dung về phong thủy. Tuy nhiên, tài liệu và tác giả nghiên cứu kinh dịch hoặc áp dụng phong thủy khá hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay như Trạng Trình, Phan Bội Châu, Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê.
Phong thủy thì nhiều chuyện lắm, nói hoài không hết, chỉ bày cho mấy bạn một công cụ nghiền ngẩm cho vui, đó là con số và nhóm số của đời mình. Mỗi người chúng ta, tùy nam nữ năm sinh sẽ có một con số từ 1 đến 9, ví dụ nam sinh năm (1951, 1952, 1953, 1954, 1955) sẽ có các con số tương ứng (4,3,2,1,9). nữ sinh năm (1951, 1952, 1953, 1954, 1955) sẽ có các con số tương ứng (2,3,4,5,6). Nhóm số hướng đông sẽ là (1, 3, 4, 9), tương tự nhóm số hướng tây sẽ là (2, 5, 6, 7, 8). Các hướng phù hợp…
Số
Tiền của
Sức khỏe
Tình yêu
Học thức
1
2
3
4
5 Nữ
5 Nam
6
7
8
9
ĐN
ĐB
N
B
TN
ĐB
T
TB
TN
Đ
Đ
T
B
N
TB
T
ĐB
TN
TB
ĐN
N
TB
ĐN
Đ
T
TB
TN
ĐB
T
B
B
TN
Đ
ĐN
ĐB
TN
TB
T
ĐB
N

Về màu sắc, hình dáng, cây cỏ, công việc…, mấy bạn kết hợp thêm ngũ hành. Ví dụ mạng hỏa, cố gắng cái gì cũng đỏ và nhọn (hơi dữ dằn một chút, nhất là mấy bà hỏa).


Làm nghề xây dựng, không biết phong thủy là một tai nạn lớn trong khi tiếp xúc nói chuyện với chủ nhà. Nhưng ngẩm nghĩ lại, phong thủy không có gì là trái khoa học. Phong thủy nói về khí, khí tốt phải giữ lại tràn ngập thông thoáng các phòng, khí xấu phải cho đi nhanh, làm cửa chính thông thống với cửa sau hết tiền bệnh tật là chắc, làm toilet mà quên thông gió thì nghèo đói suốt đời, làm phòng ngũ vợ chồng mà có cây đà (dầm) vắt ngang qua giường thì nên ly dị sớm… Phong thủy nói về nước, nước phải chảy và tụ lại, hay nhất là nên có bể cá trong nhà, đặt tại những nơi góc khuất gió xoáy. Sau này khi nghiên cứu về thủy lực, khí động học, dòng xe tham gia giao thông, xây dựng nhà cửa cầu đường, quy hoạch đô thị…, tôi đều suy nghĩ về triết lý phong thủy. Thậm chí các lý thuyết chuyển động hỗn loạn Chaos, phương pháp quản lý chất lượng theo 5 S (Kaizen) của người Nhật, luyện tập khí công, tôi nghĩ cũng có cái gì đó ứng dụng kinh dịch và phong thủy.

Thế giới đang bàn về thay đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam đang nói về thời tiết cực đoan, thành phố lớn nào cũng nghẹt xe ngập nước. Ai cũng nói tự nhiên, môi trường sinh thái đang bị con người tàn phá nghiêm trọng. Phải chăng quan hệ cân bằng “Trời- Đất- Người” mà triết lý kinh dịch phong thủy luôn nhắc tới đang bị phá vỡ, do lòng tham và tôi lại nghĩ đến vô ngã vô định nghiệp chướng của nhà Phật. Mấy bạn 72, nếu trục trặc chuyện tình tiền… gì đó, mail hỏi PS, sẽ không tính công, vì chắc đúng đâu mà lấy tiền phải trả lại cho mệt.

Phạm Sanh,   P3/B2/72PBC

No comments:

Post a Comment